QUY ĐỊNH MỚI VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO THÔNG TƯ SỐ 05/2025/TT-BGDĐT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 22/4/2025
Ngày
07/3/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BGDĐT quy
định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, dự bị đại học (Thông tư), có
hiệu lực thi hành từ ngày 22/4/2025.Thông tư quy định nhiều điểm mới so với chế
độ làm việc của Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2017 và dự thảo chế độ làm
việc giáo viên phổ thông, phù hợp với thực tiễn, nhiều vị trí việc làm được bổ
sung và giảm định mức chế độ làm việc so với trước đây. Theo đó, chế độ làm việc
của giáo viên tiểu học có một số thay đổi như sau:
1. Thời gian làm việc và định mức tiết dạy
của giáo viên tiểu học
Theo
Thông tư, giáo viên tiểu học có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần cao
nhất trong các cấp học, cụ thể: giáo viên
trường tiểu học có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là 23 tiết; giáo
viên trung học cơ sở là 19 tiết; giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.
Định mức
tiết dạy trung bình trong 01 tuần của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán
trú tiểu học là 21 tiết.
Thời
gian làm việc trong năm học của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trường
phổ thông là 42 tuần, trong đó: số tuần giảng dạy các nội dung trong chương
trình giáo dục phổ thông là 37 tuần (bao gồm 35 tuần thực dạy và 02 tuần dự
phòng); số tuần học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là 03 tuần; số tuần chuẩn
bị năm học mới và tổng kết năm học là 02 tuần.
2. Bổ sung một số trường hợp được quy đổi
định mức tiết dạy
Giáo
viên dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp Một
thì 01 tiết dạy được tính bằng 01 tiết định mức (nếu dạy trong năm học), tính bằng
1,5 tiết định mức (nếu dạy trong thời gian hè) và được tính vào tổng định mức
tiết dạy.
Giáo
viên dạy phụ đạo cho học sinh có học lực yếu, kém hoặc dạy thêm cho học sinh có
kết quả học tập môn học cuối học kì liền kề ở mức chưa đạt thì 01 tiết dạy được
quy đổi tối đa không quá 1,5 tiết định mức.
Giáo viên được phân công làm ban giám khảo trong các cuộc
thi hoặc hội thi của giáo viên cấp trường thì 01 tiết tham gia chấm trực tiếp
được tính bằng 01 tiết định mức.
Giáo
viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng học sinh tham gia hội khỏe phù
đổng, hướng dẫn thi khoa học kỹ thuật thì 01 tiết dạy được quy đổi tối đa không
quá 02 tiết định mức.
3. Điều chỉnh quy định về số nhiệm vụ tối
đa giáo viên được kiêm nhiệm
Thông
tư cũng bổ sung quy định định mức tiết dạy cho tổ trưởng, tổ phó tổ quản lý học
sinh trong trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông dân tộc nội trú
như tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
Quy định
mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 nhiệm vụ (bao gồm cả việc kiêm nhiệm công
việc chuyên môn, công tác Đảng, đoàn thể, các tổ chức khác và một số vị trí việc
làm khác).
Đồng thời,
các nhiệm vụ kiêm nhiệm nếu đã được nhận tiền thù lao hoặc tiền phụ cấp thì
không được giảm định mức tiết dạy hoặc quy đổi ra tiết dạy (trừ nhiệm vụ kiêm
nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, kiêm nhiệm trưởng, phó các phòng chức năng,
kiêm nhiệm công tác đảng, công đoàn, đoàn thanh niên).
Ngoài
ra, Thông tư còn bổ sung quy định về thời gian nghỉ thai sản đối với giáo viên,
trong đó có quy định việc thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè.
Điều chỉnh,
tăng số tiết giảm đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học và giáo viên
chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật từ 03 tiết/tuần
thành 04 tiết/tuần.
4. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
Thời
gian nghỉ hè theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP
ngày 17/7/2020. Trong thời gian nghỉ hè, giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng
theo yêu cầu của vị trí việc làm, tham gia công tác thi tốt nghiệp trung học phổ
thông, tuyển sinh khi cơ quan có thẩm quyền triệu tập.
Thời
gian nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật
Bảo hiểm xã hội./.
PHÒNG GIÁO DỤC MẦM
NON VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC