Trường THPT Lục Khu tổ chức Ngoại khóa tại Tuyến tham quan “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” năm học 2024 - 2025
Nhằm giáo dục cho học
sinh truyền thống yêu quê hương, đất nước; tinh thần trách nhiệm xây dựng, phát
triển và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời giúp
các em có thêm kiến thức thực tế, rèn luyện kỹ năng sống, ngày 19/4/2025, Trường
THPT Lục Khu đã tổ chức chuyến tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế Công
viên địa chất Toàn cầu UNESSCO Non nước Cao Bằng Tuyến tham quan “Trải nghiệm
văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên” với sự tham gia của Ban Giám hiệu, 31 giáo viên, nhân viên nhà
trường, 04 đại diện cha mẹ học sinh và 194 học sinh các khối lớp có
thành tích tốt trong học tập, rèn luyện.
Các học sinh chụp ảnh lưu niệm tại thác Bản Giốc
Điểm đến đầu tiên của
đoàn là thác Bản Giốc thuộc xã Đàm
Thủy, huyện Trùng Khánh. Đây là thắng cảnh du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng.
Thác Bản Giốc được mệnh
danh là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, là thác nước tự nhiên lớn
nhất khu vực Đông Nam Á và là thác lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm
trên đường biên giới giữa hai quốc gia và là trung tâm của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước
Cao Bằng còn giữ được cảnh đẹp nguyên sơ và những giá trị địa chất, văn hóa bản
địa cốt lõi.
Các giáo viên
và học sinh trải nghiệm tại làng rèn
Tiếp tục cuộc hành trình tuyến tham quan “Trải nghiệm văn
hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”, đoàn đến làng rèn Pác Rằng (xã Phúc Sen). Sản phẩm của làng nổi tiếng bởi độ sắc
và bền hơn là hình thức. Tương truyền làng rèn đã có từ thế kỷ thứ XI, ban đầu
vốn là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao chống
lại quân Tống. Sau chiến tranh, người dân ở đây chuyển sang rèn nông cụ phục vụ
sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Hiện nay, hơn một nửa số xóm của xã Phúc Sen
làm nghề rèn, trở thành "xưởng rèn thủ công" lớn nhất miền Bắc.
Đoàn
trải nghiệm tại làng hương Phja Thắp
Tiếp đó, đoàn đến làng hương Phja Thắp (xã Phúc Sen) bình
yên và đẹp đến nao lòng. Trên 50 nóc nhà sàn của bà con người Nùng sống tụ hợp
dưới chân núi Phà Hùng, xung quanh là những ruộng lúa ngô trù phú. Ngoài làm
nông nghiệp, bà con có nghề làm hương truyền thống và du lịch homestay.
Đây là hoạt động ý nghĩa, tạo điều kiện cho các em học
sinh được tiếp cận với các hoạt động vui học, rèn luyện thêm những kỹ năng
trong giao tiếp, ứng xử, học tập; đồng thời giúp các em tự trau dồi để phát triển
một cách toàn diện.
Mã Thị Hoa – TTCM, Trường THPT Lục Khu