image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non- nền tảng cho sự phát triển toàn diện
Lượt xem: 119

         Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ mầm non. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ đang trong quá trình tăng trưởng nhanh, hệ miễn dịch còn non yếu và não bộ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tối ưu. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ trong tương lai, giúp trẻ có được: (1) Thể chất khỏe mạnh: Dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển chiều cao, cân nặng phù hợp với độ tuổi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. (2) Phát triển trí não: Các dưỡng chất như omega-3, vitamin A, D, E và các khoáng chất giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường khả năng học hỏi và tư duy sáng tạo. (3) Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh: Giai đoạn mầm non là thời điểm quan trọng để hình thành thói quen ăn uống khoa học, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

anh tin bai

Ảnh 1: Thực phẩm đa dạng

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần đảm bảo các nguyên tắc: Đa dạng thực phẩm (Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ bao gồm đầy đủ các nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất); Ăn đúng giờ, đủ lượng (Trẻ mầm non cần được cung cấp 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, với lượng thức ăn phù hợp theo nhu cầu năng lượng từng độ tuổi); Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Thực phẩm cần được chế biến sạch sẽ, an toàn, tránh nguy cơ gây ngộ độc); Hạn chế thực phẩm có hại (Tránh để trẻ tiêu thụ các loại thức ăn nhanh, nước ngọt có gas và thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ)

Muốn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đạt hiệu quả rất cần sự chăm sóc, phối hợp từ phía gia đình như: tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ từ nhỏ, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn, theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề về dinh dưỡng như suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Về phía Nhà trường cần: xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học, phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ, tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng giúp trẻ hiểu giá trị của thực phẩm và yêu thích việc ăn uống lành mạnh, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để thống nhất cách chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

anh tin bai

Ảnh 2: Giờ ăn trưa của các cháu trường MN 1-6 thành phố Cao Bằng

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ mầm non các bậc phụ huynh cần cung cấp đầy đủ các bữa ăn chính như sau: Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp năng lượng cho cả ngày, bữa sáng ên bao gồm các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa và các loại ngũ cốc; Bữa trưa cần cân bằng các nhóm chất, bao gồm cơm, thịt/cá, rau xanh và trái cây tráng miệng; Bữa xế đảm bảo đa dạng các nhóm chất;  Bữa tối nên bổ sung nhẹ nhàng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh ăn quá no trước khi đi ngủ.

anh tin bai

Ảnh 3: Hoạt động trải nghiệm về dinh dưỡng của trẻ MN Đề Thám, thành phố Cao Bằng.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non không chỉ là trách nhiệm của gia đình và nhà trường mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng. Các chương trình hỗ trợ bữa ăn học đường, tuyên truyền dinh dưỡng, cung cấp thực phẩm an toàn cho trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Hãy cùng nhau hành động “Vì tầm vóc Việt”, quan tâm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non để mỗi trẻ em mầm non được hưởng quyền lợi chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, từ đó phát triển toàn diện và trở thành thế hệ tương lai của đất nước khỏe mạnh về thể chất, tài năng về trí tuệ.

           PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON VÀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Tin khác
1 2 3 4 5  ...