Trường THPT Đàm Quang Trung chú trọng triển khai hoạt động bảo tồn tiếng dân tộc
Thực hiện Công văn số 744/SGDĐT-GDTrH ngày 28/3/2025 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Cao Bằng triển khai Cuộc thi “Bảo tồn tiếng dân tộc Tày, Nùng cho học
sinh THCS và THPT trong vùng Công viên địa chất Non nước Cao Bằng”, nhằm gìn
giữ và quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các
dân tộc thiểu số, Trường THPT Đàm Quang Trung đã triển khai các hoạt động bảo
tồn tiếng dân tộc thu hút sự tham gia nhiệt tình của đông đảo học sinh.
Trường THPT Đàm Quang
Trung hiện có 427 học sinh, thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Mông,
Dao, Tày, Nùng, Kinh... Nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng của việc bảo tồn
ngôn ngữ dân tộc, nhà trường đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm duy trì,
phát huy tiếng nói và các làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số thông qua
nhiều hình thức sáng tạo.
Một hình thức được giáo viên, học
sinh tích cực thực hiện là dạy - học bằng tiếng dân tộc. Hoạt động này được lồng
ghép trong một số tiết học thuộc môn Ngữ văn khối lớp 10, giáo viên bộ môn
hướng dẫn học sinh thực hành viết bài thuyết minh bằng tiếng dân tộc Tày về một
số điểm di sản trong Công viên Địa chất Non nước Cao Bằng; về những làn điệu
dân ca như: hát then, pựt lằn, sli, lượn, nàng ới, hà lều,...; thiết kế nội quy
cho các điểm tham quan du lịch hoặc vẽ sơ đồ có sử dụng tiếng dân tộc Tày vừa hướng
dẫn du khách vừa góp phần giữ gìn và quảng bá văn hoá dân tộc.
Học sinh lớp
10A2 giới thiệu các điểm di sản bằng tiếng dân tộc trong giờ học môn Ngữ văn
Bên cạnh đó,
hình thức trình diễn dân ca trong các
sự kiện được đa số học sinh hưởng ứng. Các tiết mục hát dân ca như:
then, lượn, nàng ới... thường xuyên được lồng ghép trong các buổi lễ, sự kiện
lớn của nhà trường. Hoạt động này không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn
nuôi dưỡng tình yêu với tiếng mẹ đẻ trong mỗi học sinh.
Giới thiệu di sản bằng tiếng dân tộc qua các video là một hình
thức thú vị. Các thành viên Câu lạc bộ “Cùng em khám phá Công viên
địa chất” tổ chức đi thực tế tại các điểm di sản trên địa bàn huyện Hà Quảng
như làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi; cảnh quan Kéo Yên, cúc đá Lũng Luông; di
sản Đền thờ Nùng Trí Cao; thung lũng treo Sóc Giang; khu di tích quốc gia đặc
biệt Pác Bó,... Tại các diểm dia sản, các em học sinh đóng vai là hướng dẫn
viên du lịch, trực tiếp giới thiệu bằng tiếng Tày, Nùng về các địa danh, di
tích lịch sử, làng nghề truyền thống. Các hoạt động này được quay video, đăng
tải lên fanpage của nhà trường và Đoàn thanh niên nhằm quảng bá hình ảnh vùng
di sản rộng rãi hơn.
Các em học
sinh trong CLB “Cùng em khám phá Công viên địa chất” trải nghiệm thuyết minh
bằng tiếng dân tộc tại làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi
Học sinh trải
nghiệm làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu bằng tiếng dân tộc Tày tại điểm di sản Cúc đá Lũng Luông
Học sinh
trải nghiệm làm hướng dẫn viên giới thiệu bằng tiếng dân tộc tại khu di tích quốc
gia đặc biệt Pác Bó
Những hoạt động trên đã
góp phần lan tỏa vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc Tày, thể hiện sự trân trọng, niềm
tự hào với tiếng mẹ đẻ, nâng cao nhận thức của học sinh và cộng đồng về việc
bảo tồn tiếng nói dân tộc cũng như giá trị của các điểm di sản ở địa phương.
Qua đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo tồn di sản quê hương, gửi gắm
tới thế hệ trẻ thông điệp: "Hãy
trân trọng và giữ gìn tiếng nói dân tộc – tiếng nói mẹ đẻ thiêng liêng. Đó là
cội nguồn văn hóa, là cầu nối để giao thoa và phát triển, không thể bị mai một
theo thời gian".
Hoàng Thị Hiền - Giáo
viên Trường THPT Đàm Quang Trung