BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ CHỨC HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU BAO TRÙM, BỀN VỮNG ĐỐI VỚI TRẺ EM, HỌC SINH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC
Ngày
11/7/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng chính sách giảm nghèo đa chiều bao
trùm, bền vững đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục” tại tỉnh Cao
Bằng. Về dự hội thảo có hơn 100 đại biểu là các nhà quản lý giáo dục của các Sở
Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng
Ninh, Ninh Bình, Tuyên Quang, Lai Châu.
Toàn cảnh hội thảo
Nội dung
hội thảo bao gồm đánh
giá các chính sách giảm nghèo đa chiều hiện nay đối với học sinh; trao đổi,
thảo luận đề xuất các giải pháp, hình thức hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo và giới
thiệu các mô hình, giải pháp nâng cao công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm,
bền vững trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Phát
biểu khai mạc, Phó Vụ trưởng vụ học sinh sinh viên Nguyễn Xuân An Việt chia sẻ
trong giai đoạn trước đây, thước đo chuẩn nghèo dựa trên thu nhập. Tuy nhiên
hiện nay chuẩn nghèo được tiếp cận và xây dựng bao trùm hơn ở cả 6 lĩnh vực:
việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh và thông tin. Nhấn
mạnh công tác giảm nghèo là một chủ trương lớn và thời gian qua, Đảng và Nhà
nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Phó Vụ trưởng vụ học sinh sinh viên Nguyễn Xuân An Việt phát
biểu khai mạc
Tham luận
với Hội nghị, đồng chí Nguyễn Ngọc Thư - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng báo cáo kết quả công tác giảm
nghèo cho học sinh của tỉnh trong thời gian qua, chia sẻ những khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất những giải pháp mang tính đột phá
trong thời gian tới đặc biệt trọng tâm tập trung vào chuyển đổi số, ứng dụng
công nghệ thông tin và phát triển giáo dục STEMP.

Hội thảo cũng là dịp để các đại biểu chia sẻ,
thảo luận về nhiều khía cạnh của nghèo đa chiều và các tác động, rào cản của
nghèo khó đối với trẻ em và học sinh đặc biệt đối với trẻ em và học sinh ở vùng
sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nơi khó tiếp cận với
các dịch vụ thiết yếu giáo dục, y tế, nước sạch, thông tin và an sinh xã hội.
Các đại biểu cũng đề xuất các giải pháp để nhân rộng những mô hình hay và hiệu
quả. Các chính sách giảm nghèo đa chiều bao trùm bền vững thể hiện sự quyết tâm
của các cấp, các ngành trong việc xây dựng một xã hội công bằng, nơi mọi trẻ em
đều có cơ hội phát triển toàn diện, không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình
hướng tới tương lai bền vững.